Đăng nhập - Tài khoản
Đăng nhập - Tài khoản
Summary: Gleditsia australis Heemsl has been planted at many provinces of the north in Viet Nam. Main component of Gleditsia is saponin. Saponin is a mixture containing yellow foam has the use of anti-inflammatory, anti-infection, cleansing,….
Cây bồ kết
Saponin còn cọi là saponoid là một nhóm glycoside lớn, gặp rộng rãi trong thực vật và trong một số động vật như hải sâm, cá sao.
Saponin có một số tính chất đặc biệt sau:
Làm giảm sức căng bề mặt, tạo bọt nhiều khi lắc với nước, có tác dụng nhũ hoá và tẩy sạch. Vì thế saponin chiết xuất từ bồ kết có được ứng dụng trong nước gộ đầu hay được dùng để đun nước gội đầu.
Saponin tan trong nước, alcol, rất ít tan trong aceton, ether, hexan do đó người ta dùng 3 dung môi này để tủa saponin. Saponin có thể bị tủa bởi chì acetat, bari hydroxyd, ammoni sulfat.
Saponin khó bị thẩm tích, người ta dựa vào tính chất này để tinh chế saponin trong quá trình chiết xuất. Phần genin tức là sapogenin và dẫn chất acetyl sapogenin thường dễ kết tinh hơn saponin. Saponin triterpenoid thì có loại trung tính và loại acid, saponin steroid thì có loại trung tính và loại kiềm.
Về mặt phân loại, dựa theo cấu trúc hoá học có thể chia ra: saponin triterpenoid và saponin steroid.
Cây bồ kết có tên khoa học là Gleditsia australis Hemsl. Ngoài tên bồ kết, cây còn có một số tên khác như: Chùm kết, Tạo giác, Phắc kết (Tày), Co kết (Thái) [1].
Cây bồ kết có chứa nhiều saponin
Năm 1982, từ dịch chiết quả loài G.japonica M., hai hợp chất tritecpen saponin là gleditsia saponin B và gleditsia saponin C.
Năm 1999, Zhang Z. và cộng sự đã phân lập từ dịch chiết G.sinensis các hợp chất gleditsioside A, B, C, D, E. và hai hợp chất gleditsia saponin B, C.
Tiếp tục nghiên cứu trên đối tượng G.sinensis, Zhang Z. và các cộng sự còn tiếp tục phân lập và xác định cấu trúc của 4 hợp chất tritecpen saponin mới từ dịch chiết quả là Gleditsioside N, O, P, Q.
Ngoài các hợp chất tritecpen saponin, các hợp chất phenolic như: etyl gallat, dihydrokaempferol, quercetin, 3,3’,5,5’7-pentahydroflavon, axit cafeic, eriodictyol, cũng được phân lập và xác định cấu trúc.
Thành phần hóa học của các loài trong chi Gleditsia chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Năm 1961, Đỗ Tất Lợi và cộng sự đã chiết được một chất saponin tinh khiết từ quả Bồ kết Việt Nam với hiệu suất 10%. Chỉ số phá huyết là 35.000, đ.c. 198-202o; [D]20D- 32o ± 1o; sau khi thủy phân thì thu được aglycon có điểm chảy 291 – 298o, xác định thuộc dẫn chất b -amyrin.
Năm 1967, Nguyễn Đăng Tâm phân lập saponin của Bồ kết đặt tên là boketosid đã xác định một saponin có aglycon là acid oleanolic có phần đường là glucose + arabinose + xylose. Một aglycon của saponin thứ hai là acid echynocystic (= 16- hydroxy, 28 oic – b -amyrin).
Đa số các nghiên cứu đều chiết saponin trong quả bồ kết bằng ethanol 95%. Các nghiên cứu về cây bồ kết chủ yếu tập trung phân lập các saponin trong cây bồ kết [3-5].
Quả bồ kết sau khi được thu hái về, phơi khô trái ngoài trời. Sau đó tách lấy phần vỏ và phần hột riêng, sấy phần vỏ ở 60°C đến khối lượng không đổi. Xay vỏ khô thành bột thô.
Cảm quan: màu vang nâu, mùi tinh dầu bồ kết
Soi bột: có tinh thể Caxi oxalate, tinh bột, sợi xenlulo
Xác định hàm ẩm của nguyên liệu: Cân khoảng 1g bột thô. Xác định khối lượng bì + mẫu. Đem sấy ở 50-60°C trong 5 giờ. Xác định khối lượng sau khi sấy. Lặp lại 3 lần thí nghiệm mẫu vỏ Bồ Kết. Xác định giá trị trung bình.
Phương pháp ngấm kiệt với dung môi được lựa chọn khảo sát là nước, etanol.
Quy trình 1: chiết với etanol
Bột nguyên liệu ngâm với Etanol 50% trong 1 ngày tỷ lệ dược liệu: dung môi là 1:8. Lọc lấy dịch chiết. Phần bã dược liệu ngâm chiết với Etanol 50% tỷ lệ dược liệu: dung môi 1:6. Lọc lấy dịch chiết. Gộp 2 lần dịch chiết cô quay ở 40°C.
Dịch chiết đem chiết với Ether dầu hỏa 60-90oC 2 lần, mỗi lần 50 ml. Lấy phần không tan trong ether dầu hỏa đem cô quay đến cao đặc. Xác định khối lượng cao thu được.
Quy trình 2: Chiết với nước
Bột nguyên liệu ngâm với nước trong 1 ngày tỷ lệ dược liệu: dung môi là 1:8. Lọc lấy dịch chiết. Phần bã dược liệu ngâm chiết với ethanol 50% tỷ lệ dược liệu: dung môi 1:6. Lọc lấy dịch chiết. Gộp 2 lần dịch chiết cô quay ở 40oC.
Dịch chiết đem chiết với eter dầu hỏa 60-90oC 2 lần, mỗi lần 50 ml. Lấy phần không tan trong ether dầu hỏa đem cô quay đến cao đặc. Xác định khối lượng cao thu được.
Tài liệu tham khảo
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |