Đăng nhập - Tài khoản
Đăng nhập - Tài khoản
Key word: Tam that hoang, Panax stipuleanatus H.T Tsai et K. M. Feng, anti-inflammatory, Carrageenan
Tóm tắt: Panax stipuleanatus (Panax stipuleanatus H.T Tsai et K. M. Feng) has long been used as a rare herb in Viet nam traditional medicine, but there are not many studies on its biological activity. In this study, we used the model of induced edema in hind paw of mice with 1% carrageenan solution to evaluate the anti-inflammatory activities of Panax stipuleanatus, which haved been collected in central of Vietnam, contributing to the development of pharmacological data of Panax stipuleanatus.
1. TỔNG QUAN:
Tam thất hoang có tên khoa học là Panax stipuleanatus H.T. Tsai et K.M. Feng, còn có tên khác là cây sâm rừng, phan xiết (tiếng H’Mông), bình biên tam thất (Trung Quốc), thuộc họ Ngũ gia bì (Nhân sâm) Araliaceae, là cây thân thảo, sống nhiều năm
Cây Tam Thất Hoang
Tam thất hoang tuy đã được ghi nhận trong các tài liệu cây thuốc là một loại thuốc quý hiếm đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam: “tất cả các bộ phận của cây đều có công dụng làm thuốc; thân rễ thường được dùng làm thuốc bổ, cầm máu, tăng cường sinh dục, chống stress. Lá, nụ hoa dùng làm trà uống có tác dụng kích thích tiêu hóa, an thần”. Theo Đông y: tam thất hoang có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm. Có tác dụng tư bổ cường tráng, tiêu viêm giảm đau, khử ứ sinh tân và cầm máu. Theo sách “Trung Quốc dược thực chí”: tam thất hoang có tác dụng chữa thương tổn, cầm máu, có thể sử dụng để thay thế tam thất. Trên lâm sàng rễ củ tam thất hoang dược dùng để cầm máu các loại vết thương và xuất huyết. Cũng được dùng như tam thất làm thuốc bổ chữa thiếu máu, xanh xao gầy còm, nhất là đối với phụ nữ sau khi sinh đẻ, còn có tác dụng kích thích sinh dục và được dùng trong điều trị vô sinh.
Tuy nhiên cho đến nay có rất ít báo cáo khoa học ở cả trong nước và quốc tế nghiên cứu chi tiết về thành phần và hoạt tính sinh học của cây thất hoang. Do đó chúng tôi tiến hành thử hoạt tính kháng viêm của cây Tam thất hoang nhằm tạo cơ sở nghiên cứu về dược tính của cây tam thất hoang.
2. NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH KHÁNG VIÊM CỦA CAO CHIẾT TAM THẤT HOANG
Hoạt tính kháng viêm của cao chiết tam thất hoang được chúng tôi tiến hành nghiên cứu bằng mô hình gây phù chân chuột bằng carrageenan 1%, đây là mô hình đã được sử dụng từ lâu trong các phương pháp thử dược tính kháng viêm của thuốc.
2.1. Các bước tiến hành:
2.1.1. Xử lý mẫu:
Mẫu thực vật được tiến hành tách chiết với ethanol thành dạng cao khô theo phương pháp có sẵn tại viện. Bột nguyên liệu ngâm với Methanol 25% trong 2 giờ ở 80oC, lọc lấy dịch chiết. Phần bã dược liệu được ngâm chiết lần 2 với Methanol 25% trong 1 giờ, lọc lấy dịch chiết. Gộp 2 lần dịch chiết cô đến cắn, hòa tan cắn lại bằng nước, thu được dịch chiết mẫu dùng cho thử hoạt tính sinh học.
Chuột nhắt dòng Swiss có khối lượng tương đương nhau từ 18-20g được cung cấp bởi viện Vệ sinh dịch tễ, động vật được nuôi ổn định trong điều kiện phòng thí nghiệm 5 ngày trước khi thực hiện nghiên cứu. Chuột được cung cấp thức ăn, nước uống đầy đủ.
2.1.2. Quy trình kiểm tra hoạt tính kháng viêm bằng mô hình gây phù chân chuột bằng carrageenan:
Kết quả được tính theo công thức Fontaine:
∆V% = [(Vt – V0 ) / V0 ] x 100
Trong đó: V0 là thể tích chân chuột trước khi gây viêm.
Vt là thể tích chân chuột tại các thời điểm t sau khi gây viêm.
I% = [(∆Vc% – ∆Vt%)/ ∆V0%] x 100
Trong đó: ∆Vc% là trung bình độ tăng thể tích chân chuột ở lô đối chứng.
∆Vt% là trung bình độ tăng thể tích chân chuột ở lô uống thuốc.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (đăng tiếp kì sau):
Tài liệu tham khảo:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |