1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Keo ong là một hỗn hợp chất nhựa do ong mật sản xuất từ nhiều nguồn thực vật khác nhau. Thành phần hoá học được tìm thấy trong keo ong có nhiều tác dụng sinh học như flavonoid và axit phenolic, hàm lượng các chất thay đổi khác nhau tùy thuộc vào vùng nguyên liệu và giống ong. Các ứng dụng lâm sàng của keo ong được báo cáo như kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa, chống ung thư, chống viêm, điều hoà miễn dịch và giảm đau. Keo ong được ứng dụng rộng rãi trong truyền thống để điều trị vết thương và làm dịu. Trong nền y học hiện đại, keo ong được ứng dụng trong bào chế các dạng thuốc dùng để điều trị cảm lạnh, hen phế quản, thuốc bôi ngoài da và làm mỹ phẩm. Còn nhiều tác dụng cũng như các hoạt chất tiềm năng trong keo ong chưa đc nghiên cứu sâu và biết đến. Chính vì vậy, ở bài viết này chúng tôi đã tổng quan các thành phần và tác dụng sinh học của keo ong. Từ đó bài viết mong muốn đưa ra đánh giá khách quan về tiềm năng điều trị bệnh của keo ong, giúp các nhà nghiên cứu có cái nhìn toàn diện hơn cũng như phát triển các sản phẩm mới từ keo ong ứng dụng trong điều trị bệnh.
2. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC
Cho đến nay, khoảng 300 hợp chất hoá học khác nhau đã được xác định trong keo ong, chủ yếu là polyphenol [1]. Các polyphenol chính là flavonoid, đi kèm với axit phenol và este, phenolic aldehyde, ketone [2]. Các hợp chất khác trong keo ong là tinh dầu dễ bay hơi và axit thơm (5–10%), sáp (30–40%), nhựa, nhựa thơm và hạt phấn hoa là nguồn giàu các nguyên tố thiết yếu như magie, niken, canxi, sắt và kẽm w2x. Các hợp chất mới cũng đã được phân lập từ các mẫu keo ong của Brazil (axit 3,5- diprenyl-4-hydroxycinnamic) và Trung Quốc (octacosanol) [3]. Mặc dù thành phần hóa học của keo ong đã được làm rõ ở một mức độ nào đó trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn một vấn đề là sự thay đổi đáng kể về thành phần hóa học của nó tùy thuộc vào môi trường sống.
Tính chất kháng khuẩn của keo ong chủ yếu là do các flavonoid pinocembrin, galangin và pinobanksin. Pinocembrin cũng thể hiện tính chất kháng nấm. Các hợp chất hoạt động khác là este của axit coumaric và caffeic. Trong số các hợp chất khác, axit p-coumaric và diterpenic prenylated có hoạt tính kháng khuẩn và độc tế bào. Các dẫn xuất axit caffeoylquinic cho thấy tác dụng điều hòa miễn dịch và bảo vệ gan và lignan furofuran ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn. Este phenethyl axit caffeic (CAPE) cũng có độc tế bào đối với các tế bào khối u [3,4].
3. CÁC TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA KEO ONG
3.1. Tác dụng chống oxy hóa
Cho đến nay, khoảng 300 hợp chất hoá học khác nhau đã được xác định trong keo ong, chủ yếu là polyphenol [1]. Các polyphenol chính là flavonoid, đi kèm với acid phenolic và este, aldehyde, ketone [2]. Các hợp chất khác trong keo ong là tinh dầu dễ bay hơi và acid thơm (5–10%), sáp (30–40%), nhựa, nhựa thơm và hạt phấn hoa là nguồn giàu các nguyên tố thiết yếu như magie, niken, canxi, sắt và kẽm. Các hợp chất mới cũng đã được phân lập từ các mẫu keo ong của Brazil (acid 3,5- diprenyl-4-hydroxycinnamic) và Trung Quốc (octacosanol) [3]. Mặc dù thành phần hóa học của keo ong đã được làm rõ ở một mức độ nào đó trong những năm gần đây, nhưng thành phần hoạt chất ở các nơi khác nhau cũng thay đổi tuỳ thuộc vào môi trường sống.
Tính chất kháng khuẩn của keo ong chủ yếu là do các flavonoid pinocembrin, galangin và pinobanksin. Pinocembrin cũng thể hiện tính chất kháng nấm. Các hợp chất hoạt động khác là este của acid coumaric và caffeic. Trong số các hợp chất, acid p-coumaric và diterpenic prenylated có hoạt tính kháng khuẩn và độc tế bào. Các dẫn xuất acid caffeoylquinic cho thấy tác dụng điều hòa miễn dịch và bảo vệ gan và lignan furofuran ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn. Este phenethyl acid caffeic (CAPE) cũng có độc tế bào đối với các tế bào khối u [3,4].
Stress oxy hóa là tình trạng mất cân bằng giữa gốc oxy hóa và các gốc tự do. khi đó các gốc tự do tăng cao đe dọa trực tiếp tới ADN, protein trong cơ thể. Quá trình này liên quan tới bệnh sinh nhiều bệnh như bệnh thoái hóa thần kinh, ung thư, bệnh tim mạch, bệnh xương-cơ- khớp, rối loạn chuyển hóa, viêm nhiễm mạn tính, bệnh da, bệnh mắt, ở người lớn và trẻ em.
Hiệu quả chống oxy hóa của chiết xuất keo ong cũng như các phân đoạn của nó đã được báo cáo có kết quả tích cực trong nhiều nghiên cứu. Ahn và các cộng sự đã đánh giá hoạt động chống oxy hóa của chiết xuất ethanol của keo ong từ các vùng khác nhau của Trung Quốc bằng cách sử dụng các phản ứng ức chế DPPH, TEAC và β-carotene. Chiết xuất keo ong của Trung Quốc cho thấy hoạt động chống oxy hóa mạnh với mối tương quan với hàm lượng phenol tổng số cao[6]. Ngoài ra chiết xuất keo ong tươi của Brazil cũng đc Takeshi Nagai và cộng sự thực hiện nghiên cứu và báo cáo rằng, ở nồng độ 50 và 100mg/ml keo ong có thể ức chế hoàn toàn quá trình sản xuất superoxide và các gốc hydroxyl. [7]. Hoạt động chống oxy hóa của chiết xuất keo ong chủ yếu là do CAPE và galangin, và khả năng hoạt động phụ thuộc vào liều lượng [A3] [3]. Các polyphenol sinh học này đã được chứng minh là không chỉ can thiệp vào phản ứng dẫn truyền mà còn can thiệp vào sự hình thành các gốc tự do, bằng cách tạo phức với kim loại chuyển tiếp hoặc bằng cách ức chế các enzym tham gia vào phản ứng khởi đầu [25].
3.2. Tác dụng kháng khuẩn, nấm, virus
Nghiên cứu về hoạt động kháng khuẩn, Al-Ani và các cộng sự đã thực hiện nghiên cứu điều tra thành phần hóa học, hoạt động sinh học và tính chất hiệp đồng với kháng sinh của các mẫu keo ong được thu thập từ nhiều nguồn gốc địa lý khác nhau (Đức, Ireland và Cộng hòa Séc). Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) được đánh giá bằng phương pháp pha loãng vi mô trong môi trường chuẩn. Kết quả cho thấy chiết xuất keo ong có tác dụng hiệp đồng với kháng sinh, đặc biệt là những kháng sinh tác động lên quá trình tổng hợp thành tế bào (vancomycin và oxacillin) chống lại các vi sinh vật kháng thuốc[8]. Hầu hết các mẫu keo ong đều cho thấy khả năng kháng khuẩn tương quan với hàm lượng polyphenol và flavonoid. Người ta thấy rằng flavon apigenin và sesquiterpene alcohol tt -farnesol có thể ức chế quá trình hình thành mảng bám. Cơ chế hoạt động của apigenin trong việc ngăn ngừa hình thành mảng bám có liên quan đến việc ức chế hoạt động của enzyme glycosyltransferase trong Staphylococcus mutans , vi khuẩn này tổng hợp glucan từ sucrose trong chế độ ăn uống và làm tăng khả năng gây bệnh của mảng bám răng bằng cách thúc đẩy sự bám dính và tích tụ của Streptococci gây sâu răng trên bề mặt răng[[A4] [A5] 9].
Ở khả năng kháng nấm, Ota và các cộng sự đã thực hiện nghiên cứu trên 80 chủng nấm men Candida, kết quả cho thấy số lượng Candida giảm đáng kể, độ nhạy khác nhau giữa các chủng C. albicans > C. tropicalis > C. krusei > C. guilliermondii [A6] [10]. Chủng C. albicans cho thấy khả năng diệt nấm cao nhất ở nồng độ 8mg/ml. Các loài kháng thuốc nhất được thử nghiệm là C. guilliermondivới MIC nằm trong khoảng từ 12-6mg/ml.
Ở hoạt động kháng virus, nhiều nghiên cứu cũng chứng minh chiết xuất keo ong có hoạt tính kháng nhiều loại virus khác nhau như herpes simplex 1 (HSV-1), HSV-2, adenovirus, virus gây bệnh mụn nước virus bại liệt loại 2. Đặc biệt ở virus bại liệt nó cho thấy sự ức chế rõ ràng ở khả năng giảm mảng bám và giảm sao chép. Ngoài ra keo ong cũng được phát hiện với tác dụng diệt virus ở các loại virus có vỏ là virus herpes và virus gây bệnh mụn nước [11]. Các flavonoid keo ong (quercetin, kaempferol và chrysin) [A7] làm giảm sự sao chép và thậm chí là khả năng lây nhiễm của một số chủng vi-rút herpes, adenovirus, rotavirus và coronavirus (OC43)[9]. Hơn nữa, quercetin với vitamin C là chất ức chế aminopeptidase được coi là hoạt chất để điều trị SARS [12]. Nghiên cứu của Kumar dựa trên sự ghép nối phân tử cho thấy este phenethyl acid caffeic (CAPE) (một trong những thành phần keo ong hoạt tính sinh học) có khả năng ức chế hoạt động chức năng của protease SARS-CoV-2 (một loại protein rất quan trọng đối với sự sống còn của vi-rút). CAPE đã tương tác với các chất cặn bã được bảo tồn cao của protease của vi-rút corona [13].
3.3. Tác dụng chống viêm
Viêm là một cơ chế phòng vệ của cơ thể nhằm chống lại các tác nhân gây hại bên trong và bên ngoài. Tuy nhiên tình trạng viêm không được kiểm soát có thể dẫn đến nhiều bệnh lý miễn dịch nghiêm trọng. Các flavonoid trong keo ong cho thấy khả năng ức chế đáng kể các yếu tố gây viêm như interleukin IL-6. IL-13, yếu tố hoại tử khối u TNF-α trong tế bào mast tủy xương. Các flavonoid có tác dụng được tìm thấy là 3′,4′-dihydroxy-4-methoxydalbergione, 4-methoxydalbergion, cearoin và chrysin[14]. Neovestitol có trong keo ong đỏ Brazil cũng được nghiên cứu chứng minh là có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa[15]. Năm 2009, một nghiên cứu trên chuột của Shinme và cộng sự cho thấy keo ong làm giảm đáng kể các triệu chứng viêm mũi dị ứng thông qua ức chế giải phóng histamine [16].
Trong một nghiên cứu khác Won-Kyo Jung và các cộng sự đã thử nghiệm trên mô hình chuột mắc bệnh hen suyễn do ovalbumin. Kết quả chỉ ra rằng hoạt chất CAPE trong keo ong có khả năng làm giảm tình trạng viêm đường hô hấp dị ứng đáng kể [17]. Khayyal và các cộng sự cũng đã tiến hành cho bệnh nhân hen suyễn sử dụng uống chiết xuất keo ong 1 lần/ngày. Sau 2 tháng kết quả cho thấy mức độ nghiêm trọng của các cơn đau về đêm đã giảm và chức năng hô hấp của bệnh nhân cũng đã được cải thiện[18]. Keo ong cho thấy là một chế phẩm tiềm năng trong việc điều trị các tình trạng viêm mạn tính ở người.[A8]
3.4. Tác dụng chống ung thư
Trong nhiều nghiên cứu, keo ong cho thấy khả năng tốt trong hoạt động chống ung thư dựa trên cơ chế gây độc tế bào của nó. Ishida và cộng sự chỉ ra rằng CAPE là một thành phần rất quan trọng của keo ong có hoạt tính chống ung thư trong cơ thể sống [19]. Các thành phần flavonoid trong keo ong như 2′-Hydroxy-3′,4′-dimethoxychalcone được báo cáo là có tác dụng gây độc tế bào lần lượt là 100% và 97% đối với tế bào ung thư cổ trướng trong ống nghiệm[20]. Một nghiên cứu khác của Alday và các cộng sự đã đánh giá hoạt động chống ung thư bằng cách sử dụng flavonoid và este có nguồn gốc từ keo ong ở các nồng độ khác nhau. Kết quả cho thấy tất cả các hợp chất được phân lập đều thể hiện hoạt động chống tăng sinh thông qua quá trình gây apoptosis [21].
Keo ong còn được chứng minh có khả năng gây ra cái chết tế bào giống như apoptosis và làm giảm sự di căn của tế bào ung thư. Chyrsin từ keo ong xanh cho thấy có khả năng ngăn dòng tế bào ung thư vú MDA-MB-231 di căn ở nồng độ 100 và 200 μg/ml [22]. Keo ong đỏ ức chế sự di căn của tế bào ung thư biểu mô BCL-5637 ở nồng độ 25 và 50μg/ml [23]. Ngoài ra, Kunimasa và các cộng sự còn chứng minh được rằng keo ong có khả năng làm giảm quá trình hình thành mạch máu mới bằng cách gây ra chứng apoptosis trong các tế bào nội mô tĩnh mạch rốn người[24]. Từ đó, ức chế hình thành khối u, ngăn cản quá trình di căn của chúng đến các cơ quan khác.
4. KẾT LUẬN
Keo ong là một phương thuốc tự nhiên vô cùng quý giá, được sử dụng từ thời xa xưa trong y học. Các đặc tính dược lý của keo ong vẫn luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm khai thác và cập nhật. Cho đến nay, khoảng 300 hợp chất đã được phân lập và mô tả, nhóm hoạt chất cho thấy tác dụng dược lý mạnh mẹ chủ yếu là polyphenol, terpenoid và axit phenolic. Các tiến bộ trong xây dựng và phát triển phương pháp phân tích nhóm hợp chất polyphenols cũng được đánh giá. Các nghiên cứu này cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để tạo ra các sản phẩm phục vụ chăm sóc sức khỏe con người cũng như khai thác thêm các định hướng điều trị mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Anjum, S. I., Ullah, A., Khan, K. A., Attaullah, M., Khan, H., Ali, H., … & Dash, C. K. (2019). Composition and functional properties of propolis (bee glue): A review. Saudi journal of biological sciences, 26(7), 1695-1703 [Pubmed].
[2]. Ambi, A., Bryan, J., Borbon, K., Centeno, D., Liu, T., Chen, T. P., … & Traba, C. (2017). Are Russian propolis ethanol extracts the future for the prevention of medical and biomedical implant contaminations?. Phytomedicine, 30, 50-58 [Pubmed].
[3]. Hossain, R., Quispe, C., Khan, R. A., Saikat, A. S. M., Ray, P., Ongalbek, D., … & Cho, W. C. (2022). Propolis: An update on its chemistry and pharmacological applications. Chinese medicine, 17(1), 100.[Pubmed]
[4]. Kumazawa, S., Goto, H., Hamasaka, T., Fukumoto, S., Fujimoto, T., & Nakayama, T. (2004). A new prenylated flavonoid from propolis collected in Okinawa, Japan. Bioscience, biotechnology, and biochemistry, 68(1), 260-262 [Pubmed].
[5]. Gülçin, I., Bursal, E., Şehitoğlu, M. H., Bilsel, M., & Gören, A. C. (2010). Polyphenol contents and antioxidant activity of lyophilized aqueous extract of propolis from Erzurum, Turkey. Food and Chemical Toxicology, 48(8-9), 2227-2238.
[6]. Ahn M-R, Kumazawa S, Hamasaka T, Bang K-S, Nakayama T. Antioxidant activity and constituents of propolis collected in various areas of Korea. J Agric Food Chem. 2004;52(24):7286–7292. doi: 10.1021/jf048726s. [PubMed]
[7]. [Nagai, T., Inoue, R., Inoue, H., & Suzuki, N. (2003). Preparation and antioxidant properties of water extract of propolis. Food chemistry, 80(1), 29-33.[Google Scholar]].
[8]. Al-Ani, I., Zimmermann, S., Reichling, J., & Wink, M. (2018). Antimicrobial activities of European propolis collected from various geographic origins alone and in combination with antibiotics. Medicines, 5(1), 2.
[9]. Koo, H., Hayacibara, M. F., Schobel, B. D., Cury, J. A., Rosalen, P. L., Park, Y. K., … & Bowen, W. H. (2003). Inhibition of Streptococcus mutans biofilm accumulation and polysaccharide production by apigenin and tt-farnesol. Journal of Antimicrobial Chemotherapy, 52(5), 782-789.
[10]. Ota, C., Unterkircher, C., Fantinato, V., & Shimizu, M. T. (2001). Antifungal activity of propolis on different species of Candida. Mycoses, 44(9‐10), 375-378
[11]. .Amoros, M., Sauvager, F., Girre, L., & Cormier, M. (1992). In vitro antiviral activity of propolis. Apidologie, 23(3), 231-240.
[12]. Syed, S., & Saleem, A. (2004). Severe acute respiratory syndrome epidemiology and control. Laboratory Medicine, 35(2), 112.
[13]. Kumar, V., Dhanjal, J. K., Kaul, S. C., Wadhwa, R., & Sundar, D. (2021). Withanone and caffeic acid phenethyl ester are predicted to interact with main protease (Mpro) of SARS-CoV-2 and inhibit its activity. Journal of Biomolecular Structure and Dynamics, 39(11), 3842-3854.
[14]. Funakoshi-Tago, M., Okamoto, K., Izumi, R., Tago, K., Yanagisawa, K., Narukawa, Y., … & Tamura, H. (2015). Anti-inflammatory activity of flavonoids in Nepalese propolis is attributed to inhibition of the IL-33 signaling pathway. International immunopharmacology, 25(1), 189-198.
[15]. Bueno-Silva, B., Rosalen, P. L., Alencar, S. M., & Mayer, M. P. (2017). Anti-inflammatory mechanisms of neovestitol from Brazilian red propolis in LPS-activated macrophages. Journal of Functional Foods, 36, 440-447.
[16]. Shinmei, Y., Yano, H., Kagawa, Y., Izawa, K., Akagi, M., Inoue, T., & Kamei, C. (2009). Effect of Brazilian propolis on sneezing and nasal rubbing in experimental allergic rhinitis of mice. Immunopharmacology and Immunotoxicology, 31(4), 688-693.
[17]. Jung, W. K., Lee, D. Y., Choi, Y. H., Yea, S. S., Choi, I., Park, S. G., … & Choi, I. W. (2008). Caffeic acid phenethyl ester attenuates allergic airway inflammation and hyperresponsiveness in murine model of ovalbumin-induced asthma. Life Sciences, 82(13-14), 797-805.
[18]. Khayyal, M. T., El‐Ghazaly, M. A., El‐Khatib, A. S., Hatem, A. M., De Vries, P. J. F., El‐Shafei, S., & Khattab, M. M. (2003). A clinical pharmacological study of the potential beneficial effects of a propolis food product as an adjuvant in asthmatic patients. Fundamental & clinical pharmacology, 17(1), 93-102.
[19]. Ishida, Y., Gao, R., Shah, N., Bhargava, P., Furune, T., Kaul, S. C., … & Wadhwa, R. (2018). Anticancer activity in honeybee propolis: Functional insights to the role of caffeic acid phenethyl ester and its complex with γ-cyclodextrin. Integrative cancer therapies, 17(3), 867-873.
[20]. Tran, V. H., Duke, R. K., Abu-Mellal, A., & Duke, C. C. (2012). Propolis with high flavonoid content collected by honey bees from Acacia paradoxa. Phytochemistry, 81, 126-132.
[21]. Alday, E., Valencia, D., Carreño, A. L., Picerno, P., Piccinelli, A. L., Rastrelli, L., … & Velazquez, C. (2015). Apoptotic induction by pinobanksin and some of its ester derivatives from Sonoran propolis in a B-cell lymphoma cell line. Chemico-biological interactions, 242, 35-44.
[22]. Sun, L. P., Chen, A. L., Hung, H. C., Chien, Y. H., Huang, J. S., Huang, C. Y., … & Chen, C. N. (2012). Chrysin: a histone deacetylase 8 inhibitor with anticancer activity and a suitable candidate for the standardization of Chinese propolis. Journal of agricultural and food chemistry, 60(47), 11748-11758.
[23]. Begnini, K. R., Moura de Leon, P. M., Thurow, H., Schultze, E., Campos, V. F., Martins Rodrigues, F., … & Seixas, F. K. (2014). Brazilian red propolis induces apoptosis‐like cell death and decreases migration potential in bladder cancer cells. Evidence‐Based Complementary and Alternative Medicine, 2014(1), 639856.
[24]. Kunimasa, K., Ahn, M. R., Kobayashi, T., Eguchi, R., Kumazawa, S., Fujimori, Y., … & Ohta, T. (2011). Brazilian Propolis Suppresses Angiogenesis by Inducing Apoptosis in Tube‐Forming Endothelial Cells through Inactivation of Survival Signal ERK1/2. Evidence‐Based Complementary and Alternative Medicine, 2011(1), 870753.
[25]. Russo A, Longo R, Vanella A. Antioxidant activity of propolis: role of caffeic acid phenethyl ester and galangin. Fitoterapia. 2002;73(Suppl 1):S21–29. doi: 10.1016/s0367-326x(02)00187-9. [DOI] [PubMed] [Google Scholar]