1. Đặt vấn đề
Cây kế sữa (silybum marianum) thuộc họ cúc, vốn là loài cây mọc hoang ở vùng Ðịa Trung Hải. Tuy nhiên, kể từ khi y học phát hiện ra dược chất silymarin trong cây kế sữa có tác dụng chữa bệnh thì loài cây này đã được trồng khắp nơi trên thế giới. Silymarin là thành phần chính của cây kế sữa đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ gan hiệu quả, ngoài ra cũng có lợi đối với nhiều loại rối loạn khác như hoạt động hạ đường huyết, giảm tình trạng kháng insulin, bảo vệ thận, chống oxy hóa và chống viêm,….
Silymarin là sự kết hợp của các flavonoid như silibinin A và B, silidianin, silicristin và dihydroxy silybindihydroxysilibin. Các flavonolignan khác có trong chiết xuất của cây kế sữa bao gồm sylandrin, silybin, silyhermin, axit myristic, palmitic và stearic, đều có đặc tính bảo vệ gan. Đặc biệt silibin là chất chống oxy hóa và bảo vệ gan hiệu quả nhất có trong silymarin, và nồng độ của nó trong mật cao hơn 60 lần so với các thành phần khác. Silymarin dễ dàng được hấp thụ từ đường tiêu hóa và sau đó đạt nồng độ tối đa trong máu sau 2 đến 4 giờ.
2. Tác dụng của silymarin đối với cholesterol trong máu
Silymarin là chất ưa mỡ và liên kết chặt chẽ với các hợp chất màng huyết tương, do đó làm tăng độ bền của màng huyết tương và ngăn màng bị phá vỡ dẫn đến phân hủy. Nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy silymarin có thể được sử dụng như một tác nhân hạ cholesterol ở những bệnh nhân tăng cholesterol máu, đồng thời cũng có đặc tính ức chế đối với chất béo trong máu [1]. Silymarin trong cây kế sữa làm giảm cholesterol và triglyceride trong máu bằng cách làm giảm tổng hợp cholesterol trong gan và máu đồng thời ức chế sự hấp thụ của nó trong đường tiêu hóa, silymarin có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và nồng độ chất béo trong máu vì vậy liều lượng dùng là rất quan trọng [2]. Silymarin mà ở nồng độ cao hơn 200 μM/ml (micromolar trên mililít) sẽ gây ra tác dụng độc hại, làm giảm sức sống của tế bào và làm tăng giải phóng malondialdehyde, một chỉ số của stress oxy hóa [3]
3. Tác dụng của silymarin đối với tế bào gan
Silymarin được nghiên cứu là một loại thuốc an toàn trong điều trị các bệnh về gan, được lấy dưới dạng hợp chất flavonoid từ chiết xuất hạt tinh khiết của cây kế sữa. Các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực về gan đã chứng minh hiệu quả của phương pháp điều trị bằng silymarin trong việc ngăn ngừa sự hình thành tăng sinh mạch máu, bảo vệ gan trước các tác nhân gây tổn thương và gây độc như rượu, bia, thuốc lá. Đặc biệt một chiết xuất sinh học tự nhiên từ cây kế sữa phytosome silymarin là dạng chiết xuất vượt trội nhất của silybin (thành phần chính của silymarin), có công dụng trong việc tăng cường độ hấp thụ của silybin vào cơ thể lên gấp nhiều lần, từ đó giúp duy trì và bảo vệ gan hiệu quả. Ngoài ra, phytosome silymarin còn làm giảm các gốc tự do do độc tố nấm gây ra và tăng cường hoạt động của tế bào để tổng hợp protein bằng cách tác động lên hoạt động của nhân tế bào và microsome tế bào gan. Chúng ổn định màng bằng cách loại bỏ các gốc tự do và tăng hoạt động của enzyme superoxide dismutase (một enzyme giúp phân hủy các phân tử oxy có thể gây hại trong tế bào) [4].
Silymarin và silybin ảnh hưởng đến gan theo bốn cách: (1) Như một chất chống oxy hóa, trung hòa các gốc tự do và điều chỉnh glutathione bên trong tế bào, (2) Như một chất ổn định màng tế bào và điều chỉnh tính thấm trong tế bào gan để ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân độc hại vào tế bào gan, (3) Như một chất kích thích tổng hợp RNA ribosome và tái tạo tế bào gan, và (4) Như một chất ức chế sự biến dạng của tế bào gan hình sao thành nguyên bào sợi cơ, một quá trình chịu trách nhiệm lắng đọng các sợi collagen dẫn đến xơ gan (bệnh gan do rượu). Silymarin trung hòa một số tác nhân độc hại như Amanita phalloides, ethanol và acetaminophen trên gan. Nó cũng ức chế sự hấp thụ amanitin, hai peptide trong nấm độc là chất phá hủy tế bào gan rất mạnh. Tác nhân độc hại của nấm Amanita ức chế TNF-α trong tế bào gan, làm trầm trọng thêm quá trình peroxy hóa chất béo, silymarin có tác dụng bảo vệ gan chống lại các độc tố này. Ngay cả khi silymarin được kê đơn 10 phút sau khi tiếp xúc với chất độc amanita, nó vẫn ngăn ngừa hoàn toàn tình trạng ngộ độc và nếu dùng trong vòng 24 giờ sau khi tiếp xúc với chất độc, nó sẽ ngăn ngừa đáng kể tình trạng gan chết và tổn thương ngăn bằng cách chiếm giữ các vị trí liên kết và ức chế nhiều protein vận chuyển trong màng [6].
Một nghiên cứu của Tsai và cộng sự (2008) đã chỉ ra rằng silymarin làm tăng hiệu quả quá trình hòa tan cacbon tetraclorua, một chất tham gia vào quá trình hình thành xơ gan [5]. Điều này xảy ra thông qua nhiều cơ chế khác nhau như kích thích DNA polymerase, ổn định màng tế bào, ức chế các gốc tự do và tăng nồng độ glutathione trong tế bào, chúng ức chế gen NF-κB và sau đó làm giảm sản xuất các cytokine tiền viêm điều này chứng minh cho tác dụng bảo vệ gan và chống lại các tổn thương. Silymarin bảo vệ tế bào gan khỏi bị tổn thương do vi-rút, hóa chất và độc tố tự nhiên như độc tố nấm. Có nhiều báo cáo lâm sàng về chức năng gan được cải thiện đáng kể sau khi kê đơn (sử dụng) silymarin. Việc tiêu thụ 120 mg silymarin hai lần mỗi ngày trong hai tháng làm giảm đáng kể aspartate transaminase (AST) và alanine transaminase (ALT) trong huyết thanh máu của bệnh nhân gan. AST và ALT là các chỉ số men gan giúp phản ánh tình trạng tổn thương gan. Bất kì loại thuốc nào bên cạnh những tác dụng hiệu quả cũng đều sẽ có thêm tác dụng phụ đi kèm, đối với silymarin tác dụng phụ của chúng rất hiếm chủ yếu là các triệu chứng cơ bản về đường tiêu hoá (buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy) và dị ứng da. Tóm lại, silymarin tác động lên tế bào gan theo ba cách: (1) Nó liên kết với các thụ thể màng của tế bào gan chịu trách nhiệm hấp thụ độc tố và bằng cách thay đổi các hợp chất phospholipid của chúng, chúng ngăn chặn sự hấp thụ độc tố của tế bào. (2) Vì nó là chất chống oxy hóa mạnh (có đặc tính chống oxy hóa gấp nhiều lần vitamin E), nó ức chế các rối loạn chuyển hóa bằng cách ức chế quá trình peroxy hóa lipid, đặc biệt là ở tế bào gan. (3) Bằng cách kích thích tổng hợp protein, nó tái tạo tế bào gan
4. Tác dụng của silymarin đối với tình trạng viêm
Silymarin chứa 80% silybin, nên nó đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc cải thiện và làm giảm nồng độ cytokine gây viêm trong huyết thanh. Silymarin ức chế quá trình viêm thông qua sự di chuyển của bạch cầu trung tính và tế bào kupffer, đồng thời ngăn chặn sự hình thành các chất trung gian gây viêm như prostaglandin đặc biệt là leukotriene, giúp giải phóng và tiết histamin từ basophil khi cơ thể có tổn thương hay nhiễm viêm. Tác dụng chống viêm của các chất ức chế phụ thuộc vào liều lượng trong quá trình tích tụ dịch tiết viêm của bạch cầu trong quá trình sử dụng silymarin. Silymarin ổn định cấu trúc màng tế bào, ức chế giải phóng các chất trung gian gây viêm, ức chế cyclooxygenase và lipoxygenase dẫn đến giảm viêm, do đó ngăn ngừa sự di chuyển của bạch cầu và sự tổng hợp bạch cầu trung tính đến vị trí viêm.
5. Kết luận
Cây kế sữa là một loại dược liệu nói chung là an toàn và được dung nạp tốt, có ứng dụng lâm sàng trong nhiều trường hợp bệnh khác nhau. Các trường hợp phổ biến nhất là gan và mật, nhưng cũng có thể được ứng dụng sử dụng trong các trường hợp về thận, tim mạch và nội tiết. Nghiên cứu về ứng dụng của cây kế sữa trong các trường hợp ung thư đang được mở rộng và sẽ có nhiều nghiên cứu tiến triển trong tương lai sắp tới. Silymarin của cây kế sữa được coi là chìa khóa cho mọi bệnh tật. Chúng hoạt động theo nhiều cơ chế khác nhau. Có lịch sử điều trị từ 2000 năm trước và được sử dụng như một loại thuốc bảo vệ gan, điều trị các bệnh về gan. Bài viết này nhằm mục đích trình bày các khía cạnh khác nhau của cây kế sữa, đặc biệt là các tác dụng của nó đối với những bệnh khác nhau. ngoài những lợi ích trên chúng còn tiềm ẩn những tác dụng phụ không mấy nguy hiểm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Schönfeld, J. V., Weisbrod, B., & Müller, M. K. (1997). Silibinin, a plant extract with antioxidant and membrane stabilizing properties, protects exocrine pancreas from cyclosporin A toxicity. Cellular and Molecular Life Sciences CMLS, 53(11–12), 917–920.
- Fallah Hoseini, H., Zaree, A. B., Babaei Zarch, A., & Heshmat, R. (2004). The effect of herbal medicine Silybum marianum (L.) Gaertn. seed extract on galactose induced cataract formation in rat. Journal of Medicinal Plants, 4(12), 58–62.
- Asadi, Y., Aboutaleb, N., & Sarifi, A M. (2010). Evaluation of the protective (antioxidant) effect of silymarin on cell death and production of high glucose-induced fat peroxidation in PC12 neuron culture. Iranian Journal of Diabetes and Metabolism, 9(3), 227–234.
- Ahmadi Ashtiani, H. R., Allameh, A., Hamidipour, N., Rastegar, H., & Soleimani, M. (2010). Increasing rate of human bone marrow mesenchymal stem cell proliferation in the presence of silymarin. Journal of Medicinal Plants, 34(2), 156–164.
- Tsai, J. H., Liu, J. Y., Wu, T. T., Ho, P. C., Huang, C. Y., Shyu, J. C., Hsieh, Y. S., Tsai, C. C., & Liu, Y. C. (2008). Effects of silymarin on the resolution of liver fibrosis induced by carbon tetrachloride in rats. Journal of Viral Hepatitis, 15(7), 508–514.
- Vogel, G., Tuchweber, B., Trost, W., & Mengs, U. (1984). Protection by silibinin against Amanita phalloides intoxication in beagles. Toxicology and Applied Pharmacology, 73(3), 355–362.